Viêm phế quản phổi là loại viêm phổi phổ biến hiện nay. Thường xuất hiện ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hãy cùng Nufy tìm hiểu thêm về Viêm phế quản phổi để có các biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời bạn nhé!
1. Viêm phế quản phổi là gì?
Phế quản là đường dẫn khí nối khí quản đến phế nang (hay còn gọi là nhu mô phổi). Viêm phế quản phổi xuất hiện khi bị nhiễm vi khuẩn, hoặc do nhiễm virus hoặc nhiễm nấm. Viêm phế quản phổi có biểu hiện viêm mủ khu trú thành các mảng xung quanh phế quản. Chúng có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều thùy phổi. Gây suy yếu chức năng trao đổi khí phổi, hệ lụy đến các vấn đề về đường hô hấp.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, viêm phế quản phổi có thể dẫn đến hình thành áp xe phổi (túi chứa đầy mủ ở khu vực nhu mô phổi). Ngoài ra, nhiễm trùng có thể lan đến khoang màng phổi, lấp đầy bằng dịch tiết (chất lỏng giống như mủ do viêm), tình trạng này còn được gọi là viêm mủ màng phổi.
Ở trẻ em dưới 5 tuổi, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trên thống kê thực tế, viêm phế quản phổi chiếm 85% trong tổng số các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em dưới hai tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 65 tuổi. Nhìn chung, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất do bệnh truyền nhiễm.
2. Biểu hiện khi mắc bệnh
Triệu chứng của bệnh này thường nặng hơn ở những người có hệ thống miễn dịch yếu bao gồm trẻ em dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, mới đi du lịch, hút thuốc, sử dụng kháng sinh trước đó, người gặp các tình trạng hô hấp tiềm ẩn, nhiễm HIV và rối loạn tự miễn dịch.
Khoảng thời gian chính xác mà một người bị lây nhiễm phụ thuộc vào mầm bệnh gây nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh trung bình có xu hướng ngắn, thường là từ 3–6 ngày. Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng có xu hướng bắt đầu xuất hiện bảy ngày sau khi tiếp xúc.
Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà người mắc bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Các triệu chứng thông thường bao gồm ho có đờm, đờm mủ, khó thở, rét run, khó chịu, đau màng phổi và đôi khi ho ra máu. Tuy nhiên, các trường hợp nghiêm trọng có thể được đặc trưng bởi nhiễm trùng huyết và suy hô hấp.
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi
Viêm phế quản phổi là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm. Các mầm bệnh có thể gây viêm phế quản phổi thường do con người hít vào. Thông thường, những thứ này được truyền khi một người ho hoặc hắt hơi, tạo ra những giọt nhỏ li ti có thể lây lan và lây nhiễm cho người khác.
Sau khi một người hít phải những giọt chứa mầm bệnh này, chúng sẽ cư trú trong cổ họng (vòm họng hoặc hầu họng), sau đó đến phế nang phổi thông qua đường thở. Nhiễm trùng có thể xảy ra khi kích thước mầm bệnh đủ lớn hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Sự sinh sản của mầm bệnh ở điều kiện thuận lợi dẫn đến viêm và tổn thương phế quản và nhu mô phổi.
4. Những phương pháp phòng tránh viêm phế quản phổi
4.1. Vệ sinh mũi họng thường xuyên
Mũi họng là nơi dễ tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. Thường xuyên súc rửa họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cũng là những biện pháp đơn giản và hiệu quả để giữ cho đường hô hấp được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, khi gặp các bệnh lý liên quan đến các bộ phận này cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn gây ra biến chứng viêm phế quản phổi.
4.2. Giảm thiểu sử dụng thuốc lá
Hút thuốc lá là nguy cơ hàng đầu của các bệnh hô hấp nói chung cũng như bệnh viêm phế quản phổi nói riêng. Khi tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều, hệ thống hô hấp cụ thể là phổi và các đường dẫn khí sẽ bị tổn thương bởi khói thuốc. Do vậy sẽ đề kháng yếu với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus nếu bị chúng tấn công. Bên cạnh đó, căn bệnh ung thư phổi để lại hậu quả rất nặng nề cho người bệnh.
4.3. Tránh tiếp xúc với khói bụi và các tác nhân gây bệnh
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi bên ngoài. Giữ gìn vê sinh nơi sống và vệ sinh cá nhân thường xuyên. Đặc biệt là đối với người đang mắc bệnh về hô hấp hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Người bệnh cũng cần đeo khẩu trang để tránh bệnh lây lan ngoài cộng đồng.
4.4. Tăng sức đề kháng bằng cách sống lành mạnh
Tiêm phòng là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa viêm phế quản phổi. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn uống đa dạng. Trong đó để có một sức đề kháng tốt, vitamin và khoáng chất có vai trò lớn. Theo nghiên cứu, Đông trùng hạ thảo được xem là thần dược mang đến lá phổi xanh. Đông trùng hạ thảo là một trong những dược liệu được các chuyên gia khuyên dùng trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe lá phổi.
Ngoài ra, chế độ sinh hoạt lành mạnh, thể dục thể thao thường xuyên cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật.
Nếu trong trường hợp phát hiện mắc các triệu chứng viêm phế quản, nên đi khám để được điều trị sớm và kịp thời.
Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nufy chúc cả nhà sức khỏe và bình an!
--------------
👉 Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm của Nufy. Quý khách vui lòng liên hệ qua:
Website: nufyfood.com
Facebook: https://www.facebook.com/nufysuckhoelavogia
Zalo: https://zalo.me/3926779133322605307
Instagram: https://www.instagram.com/nufyvn/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@nufyfood_official
Shopee: https://shopee.vn/nufyjsc?smtt=0.82833617-1669628001.9
SĐT: 079 989 3836