Bệnh lao là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới. Việt Nam nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Bệnh dễ dàng lâu lan ra cộng đồng và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
1. Bệnh lao là gì?
Lao hay gọi tắt là TB (Tuberculosis) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể. Trong đó lao phổi là thể lao phổi biến nhất (chiếm 80 – 85%). Đây là nguồn lây chính cho người xung quanh. Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới tử vong.
Tới nay, bệnh lao vẫn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. Theo thống kê trong báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2020, Việt Nam xếp thứ 10 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao. Và xếp thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu.
Việt Nam hằng năm có hơn 172.000 trường hợp mắc bệnh và 10.400 người đã tử vong vì lao. Năm nay, để hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống lao 24/3/2023 trên toàn cầu. Việt Nam triển khai Chủ đề “Việt Nam chiến thắng bệnh lao”. Chủ đề thể hiện quyết tâm cao của cả mọi tầng lớp nhân dân tham gia đẩy lùi bệnh lao.
2. Các loại bệnh lao và triệu chứng của bệnh lao phổ biến hiện nay
Bệnh lao có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Vì vậy bệnh lao được chia thành hai loại là lao phổi và lao ngoài phổi. Dưới đây là một số loại bệnh lao phổ biến hiện nay:
2.1. Bệnh lao phổi
Đây là loại bệnh lao phổ biến nhất và ảnh hưởng đến phổi của người bệnh. Các triệu chứng của bệnh lao phổi bao gồm ho lâu ngày, đau ngực, khó thở và đờm có máu, suy nhược, gầy sút, sốt và ra mồ hôi về đêm.
2.2. Bệnh lao xương khớp
Bệnh lao xương là loại bệnh lao ảnh hưởng đến hệ xương khớp của người bệnh. Bệnh lao xương ở giai đoạn đầu thường gây đau nhức, giảm khả năng vận động và làm tổn thương đốt xương khớp. Vào giai đoạn muộn, bệnh gây biến dạng gù xương cột sống hoặc liệt do tủy sống bị chèn ép.
2.3. Bệnh lao màng não
Bệnh lao màng não là loại bệnh lao ảnh hưởng đến màng não của người bệnh. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu tăng dần, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tri giác và co giật. Các tổn thương tuỷ sống có thể gây ra liệt 2 chi dưới (liệt cứng hoặc liệt mềm).
2.4. Bệnh lao hạch
Bệnh lao hạch là loại bệnh lao ảnh hưởng đến các nút hạch của người bệnh, trong đó hạch cổ là phổ biến. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như sưng hạch, kết cấu chắc, di chuyển được, sờ không đau nhưng sau đó các hạch dính vào nhau và kém di động, hạch có thể nhuyễn hóa và rò mủ. Bệnh lao hạch có thể được chữa khỏi tuy nhiên sẽ để lại sẹo xấu.
2.5. Bệnh lao niệu đạo
Lao vùng này thường có dấu hiệu rối loạn bài tiết nước tiểu (đái buốt, đái dắt) kéo dài từng đợt, điều trị kháng sinh đỡ sau đó lại bị lại, có thể đái máu không có máu cục, đái đục, đau thắt lưng âm ỉ. Lao sinh dục nam có biểu hiện sưng đau tinh hoàn, mào tinh hoàn, ít gặp viêm cấp tính, tràn dịch màng tinh hoàn. Lao sinh dục nữ có các dấu hiệu: ra khí hư, rối loạn kinh nguyệt, dần dần mất kinh nguyệt, vô sinh.
Ngoài ra, còn có nhiều loại bệnh lao khác. Chẳng hạn như bệnh lao mắt, bệnh lao gan, bệnh lao ruột, bệnh lao ngoài da...
3. Nguyên nhân gây ra bệnh lao
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lao là vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Bệnh lan truyền từ người sang người thông qua không khí. Khi các giọt bắn ra từ cổ họng và phổi của người bệnh lao phổi giai đoạn tiến triển. Sự lây nhiễm xảy ra khi những giọt bắn xâm nhập vào mũi hoặc miệng, đường hô hấp trên, phế quản, cuối cùng trú ngụ trong các phế nang của phổi.
Không phải ai nhiễm lao đều bị bệnh. Do đó, có hai bệnh trạng liên quan đến lao: Nhiễm lao ủ bệnh (không nhiễm bệnh) và Bệnh lao khởi phát. (có nhiễm bệnh). Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn không hoạt động ngay lập tức. Nó sẽ ở trong trạng thái ngủ - đây chính là giai đoạn ủ bệnh. Hầu hết, giai đoạn này không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Không gây lây lan sang người khác. Tuy nhiên khi làm xét nghiệm, người bệnh vẫn có thể nhận được kết quả dương tính với vi khuẩn lao. Mặc dù không có dấu hiệu của bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn này. Thì nguy cơ mắc bệnh lao sẽ giảm đáng kể.
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ mười người nhiễm vi khuẩn lao. Thì sẽ có một người phát triển thành bệnh.
Thường thì vi khuẩn gây bệnh sẽ không ngay lập tức gây hại. Chúng đợi đến khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu và không còn đủ khả năng chống lại. Đặc biệt là ở người già và những người bị nhiễm HIV. Điều này cũng có nghĩa là thời gian ủ bệnh của mỗi người sẽ khác nhau. Một khi vi khuẩn lao đã hoạt động, chúng sẽ phát triển từ phổi và theo máu đi sang các cơ quan khác của cơ thể.
4. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao
Bệnh lao là một căn bênh phổ biến vì vậy bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lao. Theo khảo sát các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, có một số yếu tố điển hình sau:
4.1. Hệ thống miễn dịch yếu
Người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thường có khả năng khó nhiễm hoặc đánh bại được bệnh lao. Trong đó, có một số bệnh nền hoặc các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Chẳng hạn như: HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư, hóa chất điều trị ung thư, thuốc điều trị viêm khớp....
Bên cạnh đó, sử dụng các loại chất kích thích hoặc thuốc lá cũng khiến cho hệ thống miễn dịch dần suy yếu. Tăng nguy cơ mắc bệnh lao và tử vong cho người bệnh.
4.2. Đi du lịch hoặc sống ở một số khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao cao
Những người sống hoặc đi du lịch thường xuyên đến những khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao và lao kháng thuốc cao. Thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Các khu vực này bao gồm: Châu phi, Đông Âu, Châu Á, Nga, Mỹ La-tinh, Đảo Caribbean.
4.3. Điều kiện sinh sống
- Không có đủ điều kiện chăm sóc y tế: Các nước nghèo đói thường có nguy cơ cao bị mắc bệnh lao
- Làm việc ở những nơi chăm sóc sức khỏe: Làm việc tại các nơi như bệnh viện, trạm y tế hoặc phòng khám, sẽ phải tiếp xúc thường xuyên với những người bị bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn lao.
- Sống trong các nhà tù, nhà tạm trú, bệnh viện tâm thần hoặc viện dưỡng lão: Nơi đây có nguy cơ bị mắc bệnh lao cao hơn những người khác. Vì đây là nơi đông người, có khả năng thông gió kém, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát tán ra không khí và lây lan sang người.
- Sống với người bị nhiễm lao: Đây là trường hợp dẫn tới nguy cơ mắc bệnh lao cao nhất vì sẽ phải tiếp xúc thường xuyên với người bị bệnh lao. Do đó, khả năng tiếp xúc với vi khuẩn lao MTB cũng sẽ tăng lên rất nhiều.
5. Phòng ngừa và điều trị bệnh lao
Phòng ngừa bệnh lao bao gồm tiêm vacxin bệnh lao và duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Ngoài ra, điều trị bệnh lao phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, loại vi khuẩn gây bệnh và các triệu chứng của bệnh.
Theo WHO, bệnh lao có thể điều trị với kết hợp 6 loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khoảng 5% bệnh nhân trong số các bệnh nhân lao có đề kháng với các loại kháng sinh này. Do đó đòi hỏi thời gian điều trị lâu hơn từ 9 - 24 tháng.
Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Việc phòng ngừa và điều trị bệnh lao là rất quan trọng. Nhằm ngăn ngừa sự lây lan của bệnh và bảo vệ sức khỏe của bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh lao. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.
--------------
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm của Nufy. Quý khách vui lòng liên hệ qua:
Website: nufyfood.com
Facebook: https://www.facebook.com/nufysuckhoelavogia
Zalo: https://zalo.me/3926779133322605307
Instagram: https://www.instagram.com/nufyvn/
Shopee: https://shopee.vn/nufyjsc?smtt=0.82833617-1669628001.9
SĐT: 079 989 3836