Thận là một bộ phận quan trọng trong hệ tiết niệu. Chức năng chính của thận được biết đến là lọc máu. Tuy nhiên ngoài chức năng này, thận còn đóng vai trò trong chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp. Do đó, các bệnh liên quan đến thận nếu không được chữa trị kịp thời hoặc để lại những di chứng thì cơ thể sẽ chịu những tác động tiêu cực rất lớn.
Các bệnh liên quan đến thận đã phổ biến từ nhiều thế kỉ trước khi y học hiện đại chưa phát triển. Ở phương Đông trước khi các loại thuốc phương Tây được áp dụng rộng rãi, các thầy thuốc thường sử dụng các loại thảo mộc có tính dược liệu cao có sẵn trong tự nhiên và Đông trùng hạ thảo là một trong số đó. Tuy nhiên ở thời kỳ phong kiến, chỉ các vua chúa và quý tộc giàu có mới có thể sử dụng loại thảo dược này do sự khan hiếm của nó trên thị trường. Ngày nay, những tác dụng của Đông trùng hạ thảo trong y học không chỉ được các nước phương Đông kế thừa mà các nước phương Tây cũng bắt đầu quan tâm và thừa nhận.
Trong một nghiên cứu được đăng trên Thư viện quốc gia về Y tế (Natioanl Library of Medicine), nhóm tác giả Tingli Sun , Wenpeng Dong, Guohong Jiang, Jingbo Yang, Jizhang Liu, Lijie Zhao, Peilong Ma đã chỉ ra những tác động tích cực của Đông trùng hạ thảo đến bệnh thận mãn tính. Theo đó, hoạt chất Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo có khả năng tác động tích cực đến đường truyền tín hiệu của TLR4/NF-κB (the toll- like receptor 4/nuclear factor-kappa . Đường truyền này tác động trực tiếp đến diễn biến của bệnh thận mãn tính. Các bạn có thể đọc chi tiết về bài nghiên cứu theo link sau: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31049139/
Ngoài ra, Đông trùng hạ thảo còn có dụng tăng cường nồng độ 17-hydroxy-corticosteroid và 17-ketosteroid. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe khi chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân mắc bệnh lý về thận như suy thận mãn tính, sỏi thận, viêm thận,… Nghiên cứu tại Viện Dược liệu Nhật Bản đã chỉ ra, với các bệnh nhân mắc chứng suy thận có sử dụng đông trùng hạ thảo với liều lượng 4 – 5mg/ngày thì hiệu quả phục hồi lên tới 86% so với nhóm bệnh nhân không sử dụng (các phương pháp điều trị khác chỉ đem lại 45% tỉ lệ phục hồi).
Nguồn tham khảo:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31049139/
https://pubs.rsc.org/.../articlelan.../2020/fo/d0fo01608j...
https://benhvienthucuc.webflow.io/bai-viet/chuc-nang-than
https://www.researchgate.net/.../332118161_Cordyceps...